Stadsone

Stadsone

methylprednisolone

Nhà sản xuất:

Stellapharm
Thông tin kê toa tóm tắt
Thành phần
Methylprednisolone.
Chỉ định/Công dụng
Rối loạn do nội tiết: thiểu năng vỏ thượng thận nguyên phát/thứ phát; tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh; viêm tuyến giáp không sinh mủ, calci máu cao liên quan đến ung thư. Rối loạn không do nội tiết: thấp khớp (viêm khớp vẩy nến, viêm khớp dạng thấp [kể cả viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên], viêm cột sống dính khớp, viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp, viêm bao gân cấp tính không đặc hiệu, viêm khớp cấp tính do gút, viêm xương khớp sau chấn thương, viêm màng hoạt dịch trong chứng thoái hóa khớp, viêm mõm lồi cầu xương); bệnh về da (bệnh Pemphigus, viêm da bọng nước dạng Herpes, hồng ban đa dạng thể nặng [h/c Stevens-Johnson], viêm da tróc vảy, u sùi dạng nấm, vảy nến thể nặng, viêm da tiết bã nhờn thể nặng); bệnh dị ứng (kiểm soát các tình trạng nặng/khó điều trị đã thất bại với cách điều trị thông thường: viêm mũi dị ứng theo mùa/quanh năm, bệnh huyết thanh, hen phế quản, các phản ứng quá mẫn với thuốc, viêm da tiếp xúc/dị ứng); bệnh về mắt (viêm loét kết mạc do dị ứng, nhiễm trùng giác mạc do Herpes zoster, viêm tiền phòng, viêm màng mạch nho khuếch tán phía sau và viêm màng mạch, nhãn viêm giao cảm, viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, viêm màng mạch-võng mạc, viêm thần kinh thị giác, viêm mống mắt và viêm mống mắt thể mi); bệnh ở đường hô hấp (bệnh sarcoid có triệu chứng, h/c Loeffler không thể kiểm soát bằng các phương pháp khác, nhiễm độc berylli, lao phổi thể lan tỏa/bùng phát cấp tính [dùng đồng thời với hóa trị kháng lao thích hợp], viêm phổi hít); rối loạn huyết học (xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn ở người lớn, giảm tiểu cầu thứ phát ở người lớn, thiếu máu tán huyết mắc phải [tự miễn], giảm nguyên hồng cầu [thiếu máu hồng cầu], thiếu máu giảm sản bẩm sinh [dòng hồng cầu]); ung thư (điều trị tạm thời: bệnh bạch cầu và u lympho ở người lớn, bệnh bạch cầu ở trẻ em); tình trang phù (bài niệu và giảm protein niệu trong: h/c thận hư không kèm urê máu cao, h/c thận hư không kèm ban đỏ rải rác); bệnh đường tiêu hóa (đưa bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch của bệnh: viêm loét đại tràng, viêm đoạn ruột non); hệ thần kinh (đợt cấp tính của bệnh đa xơ cứng, phù kết hợp với u não); cấy ghép nội tạng; chỉ định khác (lao màng não có tắc nghẽn xoang dưới nhện/dọa tắc khi dùng đồng thời hóa trị kháng lao thích hợp, bệnh giun xoắn liên quan cơ tim và thần kinh).
Liều dùng/Hướng dẫn sử dụng
Liều khởi đầu tùy thuộc bệnh đặc hiệu, sau khi thấy đáp ứng thuận lợi, cần xác định liều duy trì bằng cách giảm theo từng nấc với khoảng cách thời gian thích hợp cho tới liều thấp nhất vẫn giữ đáp ứng lâm sàng đầy đủ. Sau khi điều trị dài ngày mà muốn ngừng thuốc thì phải ngừng từ từ. Liều khởi đầu hàng ngày cho viêm khớp dạng thấp nặng: 12-16 mg, trung bình: 8-12 mg, nhẹ: 4-8 mg; trẻ em: 4-8 mg; viêm đa cơ toàn thân: 48 mg; lupus ban đỏ hệ thống: 20-100 mg; sốt thấp khớp cấp: 40 mg (duy trì khoảng 1 tuần đến khi ESR bình thường); bệnh dị ứng: 12-40 mg; hen phế quản: 64 mg liều duy nhất dùng cách nhật, tăng đến tối đa 100 mg; bệnh về mắt: 12-40 mg; rối loạn huyết học và bệnh bạch cầu, u lympho ác tính: 16-100 mg; viêm loét đại tràng: 16-60 mg; bệnh Crohn: đến 48 mg/ngày trong giai đoạn cấp tính; cấy ghép nội tạng: đến 3,6 mg/kg/ngày; bệnh sarcoid phổi: 32-48 mg dùng cách nhật; viêm động mạch tế bào khổng lồ/đau đa cơ do thấp khớp: 64 mg; bệnh Pemphigus: 80-360 mg. Trẻ em: liều dùng nên căn cứ vào đáp ứng lâm sàng và hướng dẫn của bác sĩ, nên dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất; nếu có thể, nên dùng liều duy nhất cách nhật.
Cách dùng
Dùng đường uống.
Chống chỉ định
Nhiễm nấm toàn thân. Nhiễm trùng toàn thân trừ khi áp dụng liệu pháp chống nhiễm trùng đặc hiệu. Quá mẫn với thành phần thuốc. Sử dụng vắc-xin sống/sống giảm độc lực ở bệnh nhân dùng liều corticosteroid ức chế miễn dịch.
Thận trọng
Bệnh nhân đã biết bị nhiễm ký sinh trùng hoặc nghi ngờ nhiễm giun lươn (giun chỉ); suy giáp; ĐTĐ hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ; có tiền sử/đang bị rối loạn cảm xúc nặng hoặc có người thân bị rối loạn cảm xúc; động kinh và bệnh nhược cơ; tăng nhãn áp (hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp) và herpes simplex ở mắt; có sẵn nguy cơ tim mạch, suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim gần đây (có báo cáo vỡ cơ tim), đang dùng thuốc trợ tim (digoxin); tăng HA, có khuynh hướng viêm tắc tĩnh mạch; đang bị/dễ mắc rối loạn viêm tắc tĩnh mạch; viêm loét dạ dày tá tràng, có chỗ nối ruột non mới, áp-xe hoặc nhiễm trùng sinh mủ khác, viêm đại tràng, viêm túi thừa; suy gan/xơ gan; loãng xương; xơ cứng bì hệ thống; suy thận. Có thể tăng độ nhạy cảm hoặc che lấp dấu hiệu nhiễm trùng; xảy ra h/c cai thuốc khi ngưng sử dụng cortisosteroid đột ngột; gây ra/làm trầm trọng thêm h/c Cushing; gây đục thủy tinh thể dưới bao sau và đục thủy tinh thể trung tâm (đặc biệt ở trẻ em), lồi mắt hoặc tăng áp lực nội nhãn, dẫn đến tăng nhãn áp kèm theo hủy hoại dây thần kinh thị giác; che lấp viêm phúc mạc hay dấu hiệu/triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa; gây viêm tụy ở trẻ em. Tránh tiếp xúc với bệnh sởi. Hạn chế dùng trong bệnh lao tiến triển đối với bệnh lao giai đoạn cuối/lan tỏa. Thận trọng khi kết hợp với aspirin và NSAID. Không nên dùng cho bệnh nhân không dung nạp galactose/fructose, thiếu hụt lactase toàn phần/sucrase-isomaltase, kém hấp thu glucose-galactose. Phụ nữ có thai, cho con bú: cân nhắc lợi ích/rủi ro. Lái xe, vận hành máy.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: nhiễm trùng; h/c Cushing; ứ Na, ứ dịch; rối loạn cảm xúc (bao gồm trầm cảm, hưng cảm); đục thủy tinh thể; tăng HA; loét dạ dày (khả năng thủng loét dạ dày và xuất huyết do loét dạ dày); teo da, mụn trứng cá; yếu cơ, chậm lớn; chậm lành vết thương; giảm K huyết.
Tương tác
Làm giảm nồng độ methylprednisolone: Kháng sinh, thuốc kháng lao (rifampin, rifabutin); thuốc chống co giật (carbamazepine, phenobarbital, phenytoin, primidone). Làm tăng nồng độ methylprednisolone: Thuốc kháng khuẩn macrolide (clarithromycin, erythromycin, troleandomycin); nước bưởi chùm; thuốc chẹn kênh calci (diltiazem, mibefradil); thuốc đối kháng thụ thể histamine H2 (cimetidine); thuốc chống nôn (aprepitant, fosaprepitant); thuốc chống nấm (itraconazole, ketoconazole); thuốc tránh thai (đường uống) (ethinylestradiol/norethindrone), thuốc tăng cường dược động học (cobicistat); thuốc kháng virus (indinavir, ritonavir). Ảnh hưởng độ thanh thải qua gan của methylprednisolone: thuốc ức chế miễn dịch (cyclophosphamide, tacrolimus). Tăng tốc độ acetyl hóa và độ thanh thải của isoniazid; hiệu quả của thuốc chống đông coumarin. Giảm nồng độ thuốc ức chế HIV-protease; tác dụng thuốc kháng cholinesterase trong bệnh nhược cơ. Cyclosporin: tăng nồng độ trong huyết tương của 1 trong 2 thuốc hoặc cả 2 thuốc. NSAID: tăng tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa và loét. Thuốc kháng cholinergic (thuốc chẹn thần kinh cơ): bệnh cơ cấp tính. Thuốc làm giảm K, amphotericin B, xanthene, chất chủ vận beta 2: tăng nguy cơ hạ K huyết. Thuốc ức chế aromatase (aminoglutethimide): làm trầm trọng thêm những thay đổi nội tiết do điều trị glucocorticoid kéo dài.
Phân loại MIMS
Hormon steroid
Phân loại ATC
H02AB04 - methylprednisolone ; Belongs to the class of glucocorticoids. Used in systemic corticosteroid preparations.
Trình bày/Đóng gói
Dạng
Stadsone 16 Viên nén 16 mg
Trình bày/Đóng gói
3 × 10's;50's
Dạng
Stadsone 4 Viên nén 4 mg
Trình bày/Đóng gói
1 × 100's;10 × 10's;3 × 10's;5 × 10's
Register or sign in to continue
Asia's one-stop resource for medical news, clinical reference and education
Already a member? Sign in
Register or sign in to continue
Asia's one-stop resource for medical news, clinical reference and education
Already a member? Sign in