Lisonorm

Lisonorm

Nhà sản xuất:

Gedeon Richter
Thông tin kê toa tóm tắt
Thành phần
Mỗi viên: Lisinopril (dưới dạng lisinopril dihydrat) 10 mg, amlodipin (dưới dạng amlodipin besilat) 5 mg.
Chỉ định/Công dụng
Tăng HA vô căn ở người lớn. Trị liệu thay thế cho bệnh nhân có HA được kiểm soát đầy đủ bằng lisinopril và amlodipin dùng đồng thời ở mức liều tương đương.
Liều dùng/Hướng dẫn sử dụng
1 viên/ngày. Suy thận: cần theo dõi chức năng thận, mức kali và natri huyết thanh trong quá trình điều trị; khi chức năng thận giảm: ngừng dùng, thay bằng điều trị từng thành phần riêng rẽ. Suy gan: thận trọng do không xác định được liều khuyến cáo chính xác. Trẻ em và trẻ vị thành niên: Không khuyến cáo dùng cho người <18 tuổi. Người >65 tuổi: thận trọng, liều tối ưu cần được chuẩn độ bằng cách kết hợp riêng rẽ lisinopril và amlodipin.
Cách dùng
Có thể dùng lúc đói hoặc no: Dùng thuốc trước, trong hoặc sau bữa ăn.
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với lisinopril/ACEI, với amlodipin/dẫn xuất dihydropyridine, tá dược. Giảm HA nặng. Sốc (bao gồm cả sốc tim). Tiền sử phù mạch liên quan sử dụng ACEI trước đó. Phù mạch di truyền/tự phát. Tắc nghẽn rõ rệt huyết động ở đường ra tâm thất trái (hẹp động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại). Suy tim huyết động không ổn định sau nhồi máu cơ tim cấp (trong 28 ngày đầu tiên). Sử dụng đồng thời với thuốc chứa aliskiren ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (GFR <60 mL/phút/1,73 m2). Mang thai/cho con bú.
Thận trọng
Liên quan lisinopril: Bệnh nhân có nguy cơ hạ HA triệu chứng (thiếu hụt thể tích, tăng HA phụ thuộc renin nặng, suy tim nặng), bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não: theo dõi chặt chẽ việc khởi trị và chỉnh liều. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp: không khởi trị với lisinopril nếu có nguy cơ rối loạn huyết động trầm trọng hơn sau điều trị với thuốc giãn mạch hoặc có bằng chứng rối loạn chức năng thận. Thận trọng ở người hẹp van hai lá, hẹp động mạch chủ hoặc bệnh cơ tim phì đại. Hiếm gặp quá mẫn, phù mạch ở mặt, môi, lưỡi, thanh môn và/hoặc thanh quản; ngưng dùng lisinopril, theo dõi và điều trị phù hợp. Phản ứng phản vệ ở người thẩm tách máu bằng màng polyacrylonitrile (tránh kết hợp, lựa chọn màng thẩm tách khác hoặc thuốc chống tăng HA khác), trong quá trình gạn tách LDL-cholesterol bằng dextran sulphate (tạm ngừng ACEI trước mỗi lần gạn tách), trong thời gian giải mẫn cảm nọc của bọ cánh màng (tạm ngừng ACEI). Ngừng dùng khi xuất hiện vàng da hoặc tăng enzym gan rõ rệt. Hiếm gặp giảm BCTT/mất bạch cầu hạt/giảm tiểu cầu/thiếu máu; thận trọng ở bệnh nhân có bệnh collagen mạch máu, điều trị miễn dịch, allopurinol, hoặc procainamid, đặc biệt ở người suy giảm chức năng thận. Dùng đồng thời ACEI với ARB hoặc aliskiren làm tăng nguy cơ hạ HA, tăng kali máu và suy giảm chức năng thận; không khuyến cáo phối hợp để phong tỏa kép hệ RAA. Ho dai dẳng và khỏi khi ngừng thuốc. Đại phẫu/gây mê: có khả năng hạ HA. Bệnh nhân có nguy cơ tăng kali máu: suy thận, đái tháo đường, dùng đồng thời thuốc gây tăng kali máu. Đái tháo đường: kiểm soát đường huyết thường xuyên trong tháng đầu điều trị với ACEI. Không khuyến cáo dùng đồng thời lithium. Liên quan amlodipin: Thận trọng trên bệnh nhân suy tim (tăng tỷ lệ phù phổi trên bệnh nhân suy tim độ III-IV NYHA, tăng nguy cơ gặp tai biến tim mạch và tỷ lệ tử vong trên bệnh nhân suy tim sung huyết). Bệnh nhân suy gan: khởi đầu với liều thấp; chỉnh liều từ từ và theo dõi ở người suy gan nặng. Có thể ảnh hưởng khả năng lái xe/vận hành máy.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: ngủ gà, choáng váng, nhức đầu; đánh trống ngực; giảm HA tư thế đứng, cơn bừng đỏ; ho; tiêu chảy, nôn, đau bụng, buồn nôn; sưng mắt cá chân; rối loạn chức năng thận; phù, mệt mỏi. Không thường gặp: thay đổi tâm trạng, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, trầm cảm; chóng mặt, dị cảm, loạn vị giác, ngất, run, giảm xúc giác; rối loạn thị giác; ù tai; nhồi máu cơ tim, tim đập nhanh; đánh trống ngực; tai biến mạch máu não, hiện tượng Raynaud, giảm HA; khó thở, viêm mũi; đau bụng, buồn nôn, nôn, khó tiêu, loạn tiêu hóa, khô miệng; rụng tóc lông, phát ban, ngoại ban, ban xuất huyết, thay đổi màu da, tăng tiết mồ hôi, ngứa; đau khớp, đau cơ, chuột rút, đau lưng; rối loạn tiểu tiện, tiểu đêm, tăng số lần tiểu tiện; bất lực, to vú ở nam giới; đau ngực, đau, khó ở, suy nhược; tăng u-rê máu, tăng creatinine huyết thanh, tăng kali huyết, tăng enzym gan; tăng/giảm cân. Hiếm: hội chứng tiết không thích đáng hormone chống bài niệu (SIADH); rối loạn tâm thần, lẫn lộn; khô miệng; bệnh vảy nến, mày đay, rụng lông tóc, quá mẫn, phù mạch ở mặt, tứ chi, môi, lưỡi, thanh môn và/hoặc thanh quản; suy thận cấp, tăng u-rê huyết; giảm hemoglobin, giảm thể tích huyết cầu, tăng bilirubin huyết thanh, hạ natri máu. Rất hiếm: suy tủy xương, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm BCTT, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết, thiếu máu, bệnh hạch bạch huyết; rối loạn tự miễn, phản ứng dị ứng; giảm/tăng glucose huyết; tăng trương lực, bệnh thần kinh ngoại biên; nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim (bao gồm nhịp tim chậm, nhịp nhanh thất, rung nhĩ); viêm mạch; co thắt phế quản, viêm phế nang dị ứng/viêm phổi, tăng bạch cầu ưa eosin, viêm xoang; viêm tụy, phù mạch ruột, viêm dạ dày, tăng sản lợi; suy gan, viêm gan, vàng da ứ mật; hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, phù mạch, mề đay, viêm da tróc vảy, bệnh da Pemphigus, tăng tiết mồ hôi, bệnh da giả u lym phô, phù Quincke, nhạy cảm với ánh sáng; tiểu ít/vô niệu; tăng enzym gan. Chưa biết: trầm cảm; bất tỉnh.
Tương tác
Liên quan lisinopril: ARB hoặc aliskiren: tăng tần suất tác dụng phụ như tụt HA, tăng kali máu, suy giảm chức năng thận (bao gồm suy thận cấp). Thuốc lợi tiểu: tác dụng điều trị tăng HA thường cộng thêm (nên ngưng thuốc lợi tiểu trước khi bắt đầu lisinopril). Bổ sung kali, thuốc lợi tiểu giữ kali, chất thay thế muối ăn có chứa kali: tăng kali huyết thanh. Lithium: tăng nồng độ lithium huyết thanh và độc tính có thể hồi phục. NSAID bao gồm acid acetylsalicylic ≥3 g/ngày, thuốc kích thích giao cảm: giảm tác dụng hạ HA. Thuốc ức chế mTOR (như temsirolimus, sirolimus, everolimus), thuốc hoạt hóa plasminogen mô: có thể tăng nguy cơ phù mạch. Vàng: thường gặp phản ứng nitrioid hơn. Thuốc hạ áp khác, thuốc chống trầm cảm ba vòng, chống loạn thần, gây mê: có thể tăng tác dụng hạ HA. Thuốc uống điều trị đái tháo đường, insulin: tăng tác dụng hạ đường huyết dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết. Liên quan amlodipin: Thuốc ức chế CYP3A4 vừa-mạnh (như thuốc ức chế protease, kháng nấm azol, macrolid như erythromycin/clarithromycin, verapamil, diltiazem): có thể làm tăng phơi nhiễm amlodipin. Thuốc cảm ứng CYP3A4 (như rifampicin, St. John’s wort): có thể làm giảm nồng độ amlodipin. Bưởi chùm/nước ép bưởi chùm: có thể tăng sinh khả dụng amlodipin, khuyến cáo không dùng cùng. Dantrolen (tiêm truyền): nguy cơ tăng kali máu, tránh phối hợp ở bệnh nhân nhạy cảm với/trong điều trị chứng sốt cao ác tính. Amlodipin làm tăng phơi nhiễm simvastatin.
Phân loại MIMS
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin/Thuốc ức chế trực tiếp renin / Thuốc đối kháng calci
Phân loại ATC
C09BB03 - lisinopril and amlodipine ; Belongs to the class of ACE inhibitors and calcium channel blockers. Used in the treatment of cardiovascular diseases.
Trình bày/Đóng gói
Dạng
Lisonorm Viên nén
Trình bày/Đóng gói
3 × 10's
Register or sign in to continue
Asia's one-stop resource for medical news, clinical reference and education
Already a member? Sign in
Register or sign in to continue
Asia's one-stop resource for medical news, clinical reference and education
Already a member? Sign in